Hướng dẫn sử dụng sưởi cho hồ cá Koi vào mùa đông

Thông thường đây là một thông số mà rất ít người chơi cá Koi quan tâm . Nhất là với các bạn sinh sống trong miền nam của Vietnam, nơi mà khí hậu chỉ có 2 mùa mua nắng, và không có 4 mùa rỏ rệt . Nhân tiện mùa đông đang sắp xửa kéo về tại các thành phố/tỉnh phía bắc tại VN, và nhiệt độ của thời tiết đang giảm sút, xin có đôi dòng tản mạc vê tầm quan trọng của nhiệt độ của nước và các tác hại của nó đối với cá Koi

Thanh sưởi cho hồ cá Koi

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá Koi sẻ xảy ra tại 3 nơi :

1. Hệ thống miển dịch của cá

Hệ thống miển nhiểm của các loài sinh vật trong đó có cá nói chung, và cá Koi nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá . Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miển nhiểm của cá Koi là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá . Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẻ phát triển phát triển nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C, và khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mốc nhiệt độ này .. thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo.

Sự tác hại của nhiệt độ nước sẻ thấy rõ rệt khi cá vùng nhiệt đới , mà trong đó có cá Koi, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống . Tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống ~ 12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt . Đây là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể hồ cá Koi của các bạn giảm sút, thì các mầm mống bệnh cũng theo đó mà gia tăng vậy !

2. Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể

Ảnh hưởng của nhiệt độ vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cá Koi . Tất cả các chất xúc tác (enzymes) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hửu cơ phức tạp của cơ thể, cùng với việc phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể, cũng như việc tạo lập các hợp chất phức tạp từ các chất hoá học đơn giản hơn trong vệc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp . . Các chất xúc tác rất cần thiết sẻ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm ra khỏi tầm nhiệt độ thồng thường mà cá Koi đòi hỏi , nếu tình trạng tiếp tục kéo dài . Nếu quá nóng …. thì các chất xúc tác sẻ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hửu hiệu được . Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất , và các điện phân trong cơ thể là thận sẻ có vấn đề .

Một thí dụ điển hình là khi thận, là cơ quan được trao phó chức năng loại bỏ và thải đi những phần dư thừa của dung dịch, cũng trong cơ t như khoáng chất và các điện phân dư thừa không còn làm việc hửu hiệu vì có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì lập tức nước sẻ xâm nhập vào cơ thể cá nhanh hơn là cá Koi của các bạn có thể thải nước trở ngược ra ngoài . Khi xâm nhập được vào các mô tế bào sẻ tạo nên tình trạng bị phù . Chính áp xuất của phần dung dịch dư thừa này trong cơ thể tạo nên áp xuất và đẩy ngược ra vào thành của các tế bào ===> tạo nên hiệntượng xù vẩy . Vì thế xù vẩy không thể gọi là chứng bệnh được, mà xù vậy là triệu chứng của một nguyến lý bệnh sâu xa hơn … và đó là sự giảm hiệu năng của thận khi thực thi chức năng của cơ quan này vây . Đây là lý do tại sao cứ mổi lần có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì cá Koi của các bạn thường hay có hiện tuọng bị xù vẩy xuất hiện .

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng xù vẩy không chỉ gói tron quanh quẩn trong việc thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng hổ tương loại bỏ phần dung dích dư thừa như thận … va` khi các cơ quan này bị nhiểm trùng, thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy . Đây cũng chính là lý do khi bị nhiểm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường sẻ đi đôi .

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên dưỡng khí oxygen và độc tố ammonia

a. Khi nước có nhiệt độ cao, thì hàm lượng của dưỡng khí oxygen hoà tan trong nước sẻ có sự liên hệ tỷ lệ nghịch . Nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hoà tan trong nước sẻ giảm … Đặc biệt là trong các hồ cộng đồng có nhiều cá Koi sinh sống . Chỉ với bao nhiêu đấy oxygen hoà tan trong nước, giơ đây có nhiều cá hơn .. thì số lượng dưỡng khi’ có để cho các con cá tiêu thụ trong hồ sẻ giảm sút đi khá nhiều .

b. Khi nước có nhiệt độ cao, nước cùng với độ pH cao sẻ chuyển độc tố ammnia đã hoà tan trong nước từ dạng ít nguy hiểm hơn là NH4+ (ammonium) —-> NH3- (cực kỳ độc hại) .

Cách sử dụng cây sưởi hồ cá Koi

Hiện nay các cửa hàng cá cảnh có bán rất nhiều loại cây sưởi dùng cho hồ cá Koi. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý 1 số đặc điểm khi sử dụng thiết bị này nhằm mang lại hiểu quả cao cũng như tính an toàn.

Thanh sưởi cho hồ cá Koi

– Khi sử dụng cây sưởi thì cần sử dụng thêm các thiết bị đo nhiệt độ nước như: “Nhiệt kế điện tử”
Vì nhiệt độ đo trên cây sưởi chưa được chính xác lắm. (Lưu ý các thiết bị đều đo gần chính xác, lệch 1,2 độ chứ ko thể hoàn toàn chính xác được)

– Bật cây sưởi ở nhiệt độ khoảng 26 – 29 độ (Tùy thuộc vào loài cá cũng như mục đích của bạn)

– Khi cấm sưởi dưới nước thì theo khuyến cáo của nhà sản xuất là để chìm hoàn toàn dưới nước, vì nếu bạn để 1 phần trên mặt nước thì nhiệt độ cái phần trên mặt nước sẽ rất nóng, dễ bị nổ.

– Khi đang sử dụng sưởi mà lấy cây sưởi lên khỏi mặt nước cũng dễ bị nổ, do chênh lệch nhiệt độ. Vì thế nếu bạn thay nước hồ cá thì nên tắt cây sưởi khoảng 10 phút trở lên mới được thay nước.

– Nếu mới mua cây sưởi mới thì cần theo dõi quá trình hoạt động của cây sưởi mới này có tốt không như là: cây sưởi phải tự động bật/tắt khi nhiệt độ trong hồ lên cao.

– Bể cá 300 lít nước sử dụng sưởi cỡ 300W. Bể cá nên có nắp đậy để hạn chế thoát nhiệt, tiết kiệm điện rất nhiều.

– Có thể để sưởi xuống bể lọc dưới, tuy nhiên nên để ở ngăn nước ổn đinh. Ở ngăn bơm mực nước sẽ hay thay đổi do nước bay hơi, nếu không có đầu cấp nước và van phao nên cẩn thận với sưởi vì sưởi có thể bị nổi lên, mất hiệu quả sưởi và có thể bị vỡ do chênh lệch nhiệt độ.

– Có thể để sưởi trong bể chính nhưng có nhược điểm về thẩm mỹ, nếu để không khéo cá lao vào có thể bị vỡ sưởi…

– Không nên để sưởi ở gần đầu thoát/hút của bơm lọc nơi nước chảy ra khỏi bể chính, ảnh hưởng đển hiệu quả sưởi.

– Nếu sưởi để ở nơi mực nước lên xuống không ổn định nên gắn xốp/bọt biển vào đầu nhựa để sưởi nổi, chìm tự do theo mực nước.

– Tốt nhất là sưởi đặt gần nơi mà nước được bơm trả về bể chính.

Nguồn tổng hợp